Đặc điểm Động_đất_Khait_1949

Quang cảnh trận lở đất Khait cho thấy vết sẹo trên núi Chokrak và lở đất chôn vùi làng Khait

Động đất

Trước chấn động chính là hai tiền chấn (M5.1 và M5.6) vào ngày 8 tháng 7, chỉ cách 12 phút. Chấn động chính có cường độ 7,4 tính theo 'cường độ thống nhất' theo 'Phương pháp Liên Xô'.[3] Cường độ được tính lại là 7,5 trên thang độ lớn mô men trong mục lục ISC-GEM phát hành năm 2013.[1]

Lở đất

Hầu hết các trận lở dất bắt nguồn từ động đất là lũ bùn hoàng thổ, lớp hoàng thổ không vững chắc bị vỡ và chảy đi. Thung lũng Yasman nằm gần như hoàn toàn trong khu vực chịu cường độ lớn nhất, một lượng lớn các cơn lũ bùn như vậy hợp lại trong các thung lũng phụ lưu rồi tạo thành một cơn lũ bùn lớn đi theo chiều dài của sông. Khu vực bị lũ bùn thung lũng Yasman bao trùm rộng khoảng 24,4 km², tổng thể tích là 245 triệu m³. Lở đất Khait bắt đầu bằng lở đá song hoàng thổ dần bị cuốn theo. Lở đá ban đầu là do một phần sườn tây của núi Chokrak bị nứt. Lở đất trở nên lưu động hơn khi nó bắt đầu cuốn theo hoàng thổ và tiến đến sông Obi-Kabud, tại đây nó đi qua bãi bồi và vượt qua một thềm cao 25 m ở bờ tây. Ước tính thể tích trận lở đất này là khoảng 75 triệu m³. Nó đi với vận tốc ước tính là 40 m/s.[3]